VinFast VF e34 có giá 500 triệu đồng tại Indonesia
Bước vào khoang cabin trên Defender 90, hẳn không ít người sẽ phải bất ngờ bởi phong cách thiết kế đơn giản nhưng đủ tinh tế và đẳng cấp, xứng tầm với xe hạng sang.Ninh Thuận: Tổ chức tuyến phố đi bộ ở trung tâm TP.Phan Rang - Tháp Chàm
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.
Tesla thu hồi hơn 2 triệu ô tô để sửa lỗi tự lái
Nhân Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); mừng Xuân Ất Tỵ và hướng đến 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), sáng 23.1, Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân năm 2025.Với chủ đề "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới", Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Ninh Thuận năm 2025 được chia thành nhiều khu vực trưng bày tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận, với hơn 100 ấn phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước; trên 1.380 bản sách cùng hàng chục tác phẩm ảnh giới thiệu tiềm năng, vẻ đẹp quê hương Ninh Thuận.Ông Nguyễn Minh Thái, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận cho biết, Hội báo Xuân là dịp biểu dương những thành quả đổi mới của báo chí cả nước, là nơi giao lưu gặp gỡ của những người làm báo với đông đảo bạn đọc và khán, thính giả phát thanh, truyền hình, gắn kết báo chí với cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ các sản phẩm báo chí đầy tâm huyết, sáng tạo của những người làm báo.Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Ninh Thuận kéo dài đến ngày 25.1; sau đó các ấn phẩm báo chí sẽ đưa đến phục vụ cho các phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Sông Cái, thuộc Cục C10, Bộ Công an đóng tại H.Bác Ái.
Tuy nhiên, thói quen rửa mặt nước nóng tưởng chừng vô hại này có thể đang khiến bạn phải đối mặt với vấn đề lão hóa da nhanh chóng, theo Onlymyhealth (Ấn Độ).Việc sử dụng nước nóng để rửa mặt không chỉ tác động đến cảm giác nhất thời mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe làn da về lâu dài, theo ông Rohit Batra, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, New Delhi (Ấn Độ).Da mặt của chúng ta khác các vùng da khác trên cơ thể. Nó mỏng hơn, chứa nhiều mao mạch nhỏ và lỗ chân lôngMặc dù nước nóng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn tức thì, nhưng nó lại mang đến nhiều tác hại tiềm ẩn. Khi tiếp xúc với nước nóng, các mao mạch dưới bề mặt da dễ bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đỏ và loang lổ. Ngoài ra, nước nóng còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Lớp dầu này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi lớp dầu bị mất đi, da trở nên khô, căng và dễ tổn thương hơn. Đặc biệt, khi da không còn được bảo vệ bởi lớp dầu tự nhiên, quá trình phá vỡ collagen diễn ra nhanh hơn. Collagen là loại protein quan trọng giúp duy trì độ săn chắc và đàn hồi của da. Tiếp xúc thường xuyên với nước nóng làm giảm khả năng sản xuất collagen, dẫn đến sự xuất hiện của nếp nhăn, đường nhăn và tình trạng da chảy xệ.Một tác hại khác ít được chú ý nhưng không kém phần nghiêm trọng là sự suy yếu của hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da. Nước nóng làm da trở nên nhạy cảm hơn trước các yếu tố môi trường như ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt hoặc thậm chí là các sản phẩm chăm sóc da. Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng có nhiều cách để làm chậm lại quá trình này. Ông Rohit Batra, nhấn mạnh rằng mất collagen và elastin là nguyên nhân chính dẫn đến các dấu hiệu lão hóa rõ rệt. Tuy nhiên, với một số thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày, chúng ta có thể giảm thiểu tác động này.Một trong những biện pháp quan trọng nhất là bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Các tia UV phá hủy collagen và elastin, đặc biệt ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc như mặt, cổ và tay. Để bảo vệ da, bạn nên sử dụng kem chống nắng hằng ngày, ngay cả khi thời tiết nhiều mây và che chắn da bằng mũ hoặc quần áo khi ra ngoài.Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate, có thể gây ra hiện tượng glycation. Quá trình này làm hỏng collagen, đẩy nhanh lão hóa da. Để ngăn chặn điều này, nên giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn và thay vào đó, tập trung vào các thực phẩm giàu protein nạc, chất béo lành mạnh và chất xơ. Việc bổ sung collagen thông qua chế độ ăn cũng rất cần thiết. Collagen không chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da mà còn có thể được cung cấp từ thực phẩm. Nước hầm xương, cá, thịt gà, rau xanh và trái cây là những nguồn cung cấp collagen.Bên cạnh đó, việc giữ đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da trẻ trung. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp da được giữ ẩm từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng khô và thúc đẩy vẻ ngoài căng mịn, rạng rỡ.
Bất hòa với đàn em, Son Heung-min vẫn là con cưng của Calvin Klein, Burberry
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.